Một ngày chó nên ăn mấy bữa?

Việc nên cho chó ăn một ngày mấy bữa là một kiến thức quan trọng nhưng không có nhiều người thực sự hiểu rõ. Chế độ dinh dưỡng của chó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi và giống chó. Bài viết dưới đây, Thegioiloaicho.com sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp chăm sóc cho theo mỗi giai đoạn lứa tuổi đảm bảo đạt hiệu quả cao. Hãy cùng theo dõi nhé!

Một ngày chó nên ăn mấy bữa?

Nội dung bài viết

Một ngày chó nên ăn mấy bữa?

Nhu cầu của mỗi cá thể cún là khác nhau. Những con đang trong thời kì phát triển và trưởng thành hoạt động nhiều hơn, và cần được cho ăn thường xuyên hơn những chú cún đã già và chỉ nằm ngủ suốt ngày. Dưới đây là chỉ dẫn chung giúp các cách bạn cho thú cưng ăn khi chúng ở các giai đoạn và độ tuổi khác nhau:

  • Cho ăn tự do: Các loại chó, ngoại trừ những con đã bị triệt sản, Chó con từ 3 tuần tuổi đến khi cai sữa (6 tuần tuổi)
  • Cho ăn 3 bữa mỗi ngày: Chó con từ 6 tuần – 3 tháng tuổi
  • Cho ăn 2 bữa mỗi ngày: Chó trên 3 tháng tuổi và các giống chó lao động trưởng thành, vật nuôi đang cho con bú, các giống cực lớn.
  • Cho ăn 1 lần trong ngày: Các giống chó không phải lao động, không cho con bú, con trưởng thành thuộc các giống chó cỡ vừa.

>>> Click ngay: Nên cho chó 2 tháng tuổi ăn gì giàu dinh dưỡng?

Cách tính lượng calo trong khẩu phần ăn cho cún (Calorie/ kCal)

Calories (Kcal), là đơn vị đo năng lượng mà bạn hấp thụ từ quá trình ăn. Một kcal được tính bằng mức năng lượng cần thiết để tăng nhiệt độ 1kg nước lên 1độC.

Bất cứ động vật có vú nào cũng cần loại năng lượng này để tồn tại. Động vật máu nóng thường tỏa nhiệt cơ thể qua các bề mặt tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Vì thế, động vật có kích cỡ càng nhỏ thì tỉ lệ tiếp xúc cơ thể trên trọng lượng cơ thể càng lớn. Khi đó, chúng sẽ cần nhiều năng lượng để giữ ấm hơn, do cơ thể chúng thoát nhiệt nhanh hơn các động vật cỡ lớn.

Hãy làm quen với khái niệm về tỉ lệ trao đổi chất nghỉ – Resting Metabolic Rate (RMR). Nó còn được biết đến dưới cái tên Basal Metabolic Rate – tỉ lệ trao đổi chất cơ bản.

RMR là mức năng lượng thấp nhất mà cơ thể động vật cần để tồn tại, cho quá trình hoạt động của các tế bào cần thiết trong trạng thái nghỉ, không hoạt động. RMR có thể được tính như sau:

Chó nặng dưới 2kg: RMR = 70 x (trọng lượng tính theo kg0.75) hoặc 70 x {√ (√trọng lượng tính theo kg)}

Chó nặng trên 2kg: RMR = 70 + (trọng lượng tính theo kg x 30)

Ví dụ:

Đối với một chú chó nặng 1.8kg:

RMR = 70 x (1.8kg0.75)

=> RMR = 70 x 1.6

=> RMR = 112 kcal

Đối với một chú chó nặng 20kg:

RMR = 70 + ( 20kg x 30)

=> RMR = 70 + 600

=> RMR = 670 kcal

Nhưng đó mới chỉ là lượng kcal cơ bản mà thú cưng cần cho trạng thái nghỉ. Trên thực tế, không một con chó nào chịu nằm yên cả ngày cả. Vì thế, bạn cần cân nhắc đến mức độ hoạt động của chúng để điều chỉnh công thức trên một chút.

>>> Bạn đã biết: Chó ăn gì để nhanh mập?

Năng lượng cần thiết để duy trì hàng ngày của vật nuôi, còn được gọi là MER (Maintenance Energy Requirement) – mới thể hiện chính xác lượng kcal bạn nên cho chó mèo ăn hàng ngày.

MER được tính theo công thức: MER = RMR x A

Trong đó:

  • A là một chỉ số nhất định, tùy vào mức độ hoạt động của thú cưng.
  • Ít hoạt động: A = 1.2
  • Hoạt động thường: A = 1.4
  • Các giống chó lao động cực nhọc hoặc ở các nông trại: A = 2 đến A = 3
  • Vật nuôi đang cho con bú: A = 3
  • Vật nuôi đang trong giai đoạn sinh trưởng: A = 1.5 đến A = 2.5

Ví dụ: Một chú chó nặng 20kg với mức RMR là 670 kcal/ngày.

Trường hợp hoạt động bình thường, khoảng 20-60 phút mỗi ngày, chú chó này cần:

MER = RMR x 1.4

=> MER = 670 x 1.4

=> MER = 938 kcal/ngày

Trường hợp chúng làm việc ở nông trại:

MER = RMR x 3

=> MER = 670 x 3

=> MER = 2010 kcal/ngày

Chúc các bạn thành công nhé!