Chó Pitbull – Giống chó Pitbull “Sát thủ máu lạnh” nhất thế giới

Chó Pitbull có tên gọi đầy đủ là American Pit Bull Terrier. Chúng nổi tiếng trên toàn thế giới với khả năng chiến đấu nổi trội để đánh bại mọi đối thủ. Để có thể nuôi dưỡng và chăm sóc đúng cách loài chó này không phải điều đơn giản. Và nếu bạn có ý định này thì hãy chắc chắn rằng vốn kiến thức của mình về Pitbull là đủ dùng. Hãy cùng Thegioiloaicho.com xin tìm hiểu một số thông tin hữu ích về giống chó này nhé!

Chó Pitbull – Giống chó Pitbull “Sát thủ máu lạnh” nhất thế giới

Nội dung bài viết

Nguồn gốc xuất xứ giống chó Pitbull

Pitbull có tổ tiên là 2 giống chó TerrierBull. Chúng bắt đầu được nhân giống tại Mỹ vào đầu thế kỷ 19 với mục đích tham gia các cuộc chiến đẫm máu do con người tổ chức. Ở thời điểm đó, Pitbull thường xuyên xuất hiện trong các cuộc chiến với bò tót hoặc gấu. Năm 1935, đạo luật cấm việc tổ chức các cuộc chiến này mới được Mỹ ban hành. Cũng từ mốc lịch sử này, Pitbull được thuần hoá và bớt hung dữ, trở thành vật nuôi trong gia đình.

Năm 1930, Pitbull được AKC công nhận là một giống chó riêng và đổi tên thành American Staffordshire Terrier. Mặc dù đã được thuần hoá để quen dần với cuộc sống trong gia đình nhưng đây vẫn là giống chó hung dữ và nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

Đặc điểm chung của giống chó Pitbull

1. Đặc điểm ngoại hình của chó Pitbull

  • Pitbull mang những đặc điểm của chó chiến rất khác so với các loài chó săn khác. Một chú Pitbull ở tuổi trưởng thành cao từ 45 – 60cm, nặng từ 18 – 32kg. Kích thước và trọng lượng cơ thể này chỉ thuộc tầm trung so với các loài chó khác, nếu mang so với chó Rottweiler thì chỉ bằng một nửa.
  • Loài chó này có một bộ ngực vô cùng săn chắc và nở nang, cơ bắp cuồn cuộn. Hai chân trước ngắn và thẳng, hai chân sau hơi cong và phần bụng có chỗ hóp sâu. Pitbull có đuôi ngắn và dựng đứng vừa phải. Đôi khi, đuôi của chúng sẽ cuộn tròn ở trên lưng.
  • Dòng chó hiếu chiến này có một khuôn mặt và phần đầu mang vẻ hung dữ với đôi mắt đỏ ngầu, có phần dựng ngược lên. Tai của chó hình tam giác và dựng thẳng. Phần mõm dài và da hai bên mõm chó hơi chảy xuống. Răng và hàm của Pitbull vô cùng chắc khỏe nên nếu bạn muốn mang chó của mình ra ngoài thì hãy đeo mõm của chúng cẩn thận, tránh việc chúng làm hại người khác. Loài chó này có khuôn mặt hay nhăn nhó nên nhìn trực diện dễ khiến người đối diện hoặc đối thủ sợ hãi.

2. Phân loại giống chó Pitbull

Dựa vào nguồn gốc và đặc điểm cơ thể, Pitbull được chia thành 4 loại sau:

  • American Pitbull Terrier (chó sục Pitbull Mỹ): Hình thể của loài chó này cân đối và có thể đạt chiều cao tối đa 53cm khi trưởng thành, cân nặng có thể đạt 30kg. Điểm đặc biệt của loài chó này là chiếc mũi có thể chia thành màu xanh hoặc màu đỏ.
  • American Staffordshire Terrier: Cân nặng của loài chó này có thể đạt đến 40kg khi trưởng thành, cao từ 43 – 48cm. Cấu trúc cơ thể có phần nhỏ hơn so với Pitbull Mỹ và chỉ có thể phân biệt rõ nhất loài chó này với các loài chó Pitbull khác khi chúng trưởng thành.
  • Staffordshire Bull Terrier: Đây là loài chó chiến có hình thể nhỏ hơn với chiều cao 40 – 45cm và cân nặng khoảng 25kg khi trưởng thành.
  • American Bully: Loài chó này là sự lai tạo giữa Bulldog của Mỹ và Pitbull. Chúng có sự phát triển nhiều về bề ngang với cơ bắp to hơn các giống chó thông thường. Chiều cao vượt trội hẳn so với các loài chó khác, cao khoảng 50cm nhưng cân nặng chỉ đạt từ 25 – 35kg.

3. Chó Pitbull vốn dĩ rất thân thiện và hiền lành

  • Sở hữu ngoại hình hung dữ nhưng thật ra người bạn này rất thân thiện, hiền lành và chúng chỉ nhào vào cắn xé khi bị đe dọa hoặc chủ của chúng bị đe dọa. Pitbull rất trung thành và tình cảm với chủ nuôi của chúng.
  • Tuy nhiên khi đã vào cuộc chiến, Pitbull trở nên cực hung dữ và được xếp vào danh mục những giống chó nguy hiểm nhất. Chúng sẽ không nhả bộ hàm ra cho đến khi vết cắn đứt lìa ra và chuyển sang vết cắn mới cho đến khi đối thủ không còn thở nữa.
  • Khi Pitbull và một giống chó khác chiến đấu, Pitbull không bao giờ thất bại, kể cả những con chó to hơn chúng.

Cách nuôi và chăm sóc giống chó Pitbull

1. Đảm bảo điều kiện môi trường sống cho chúng

  • Để đảm bảo chú chó Pitbull của bạn được nuôi nấng và phát triển tốt, bạn cần có cách nuôi Pitbull đúng đắn. Trước hết, bạn cần đáp ứng cho chúng một không gian sống rộng rãi. Loài này rất thích chạy nhảy, nếu bạn nhốt chúng sẽ gây ra sự kích động mạnh ở Pitbull từ đó khiến Pitbull mất kiểm soát có những hành vi gây nguy hiểm.
  • Nếu sống ở chung cư, bạn không nên nuôi chó Pitbull vì không thể đáp ứng được nhu cầu chạy nhảy của chúng. Pitbull không phù hợp sống ở những chỗ đông người. Chúng dễ bị kích động nếu có nhiều người vây xung quanh. Môi trường sống sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến việc hình ảnh tính cách Pitbull và việc thuần hoá chúng.
american pitbull terrier muscle

2. Thức ăn cho Pitbull

  • Tiếp theo, bạn cần đặc biệt quan tâm đến thức ăn cho chó Pitbull. Lượng thức ăn chó Pitbull trong một ngày có thể nhiều gấp 2, 3 so với người trưởng thành. Đặc biệt, là loài chó hiếu động nên chúng cần được cung cấp lượng chất đạm lớn. Đa số Pitbull thường thích ăn thịt bò, mỗi bữa Pitbull có thể ngấu hết 1-2 cân thịt bò.
  • Nếu muốn nuôi được anh bạn lực lưỡng này, đòi hỏi bạn cũng phải có khả năng kinh tế tốt bởi chỉ tiền thức ăn để nuôi chúng thôi một năm cũng lên đến con số hơn 50 triệu.
  • Ngoài thịt bò, có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác có trong các thực phẩm khác như: nội tạng, thịt lợn, rau củ quả, trứng vịt lộn, tôm, cua,…

3. Các bệnh thường gặp ở chó Pitbull

Chó Pitbull thường có tuổi thọ dao động trong khoảng từ 12-14 năm. Đây là loài chó có sức khỏe khá tốt tuy nhiên giống chó này cũng gặp phải một số bệnh thường gặp như:

  • Bệnh dị ứng thức ăn: Pitbull dễ bị bệnh này khi ăn nhiều các loại thực phẩm tinh bột như: ngũ cốc, khoai, ngô, sắn,… Khi bị bệnh này chúng thường có các triệu chứng như: bỏ ăn, ngứa, nổi mẩn đỏ…
  • Các bệnh về da: các bệnh liên quan đến da như: dị ứng da, ghẻ, bọ rận,… bạn cần đặc biệt chú ý đến các chỗ dễ bị dị ứng như: lỗ tai, nách chân, kẽ ngón chân,… đây là những nơi mà các loài nấm, bọ, rận dễ dàng sinh sôi phát triển nhất.
  • Bệnh dại: bệnh này thường gặp ở hầu hết các loài chó nếu không được tiêm phòng dại đầy đủ. Vì vậy, bạn nên nhớ chú ý mũi tiêm này cho chú chó của mình nhé.

4. Cách huấn luyện chó Pitbull

Pitbull cần được dạy cách ứng xử và giao tiếp với con người ngay từ nhỏ nếu không chúng sẽ tấn công và cắn người, rất nguy hiểm.

Các bài huấn luyện Pitbull nghe lời cơ bản

  • Huấn luyện Pitbull không lại gần người khi chưa được cho phép.
  • Huấn luyện các động tác ngồi, nằm, bắt tay.
  • Huấn luyện Pitbull đi theo chủ.

Các bài tập thể lực

  • Bơi lội.
  • Nhảy cao: Treo thịt bò lên trên cao để Pitbull nhảy lên lấy.
  • Chạy bền: Cho chúng chạy theo xe máy từ 5 – 6km mỗi ngày.
  • Kéo lốp xe: Buộc lốp xe vào phần thân rồi bắt Pitbull kéo.
  • Tập tạ: Bắt chúng di chuyển khi có tạ buộc vào 04 chân. Khối lượng của tạ thay đổi tùy theo độ tuổi.

Các bài tập phát triển cơ hàm

  • Dùng răng kéo lốp xe.
  • Đu mình bằng hàm.
  • Cắn thân cây.
  • Gặm xương ống chân bò.

Các bài huấn luyện cần được luyện tập hằng ngày nằm giúp Pitbull phát triển thể lực, giải phóng năng lượng và tránh phá phách. Pitbull trên 05 tháng tuổi cần được luyện tập ít nhất  từ 01 – 02 tiếng mỗi ngày.

>>> Xem ngay: TOP 10 loại đồ chơi cho chó – Phụ kiện huấn luyện chó chất lượng

Chó Pitbull giá bao nhiêu?

Chó Pitbull hiện không phải giống chó có mức giá cao. Bạn có thể tuỳ theo điều kiện bản thân mà lựa chọn từng loại phù hợp với mình.

  • Pitbull lai: 1 – 3 triệu
  • Pitbull thuần chủng sinh ra tại Việt Nam: 7 – 9 triệu
  • Pitbull nhập từ Thái Lan, có đầy đủ giấy tờ: 10 – 20 triệu
  • Pitbull nhập từ Mỹ, có đầy đủ giấy tờ: trên 100 triệu. Nếu có thêm các chứng chỉ hay tham gia các cuộc thi và có giải thì mức giá có thể lên đến 300 – 600 triệu.