Chó con ngủ nhiều có sao không?
Chó con ngủ nhiều có sao không? Đây là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người nuôi chó sinh sản. Vậy chó ngủ bao nhiêu là tốt và ngủ bao nhiêu là quá nhiều? Câu trả lời sẽ được Thegioiloaicho.com chia sẻ trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
Thời gian ngủ trung bình của chó con là bao nhiêu?
Lúc mới chào đời, chó con ngủ rất nhiều. Do lúc này cơ thể thú cưng đang tập thích nghi với môi trường xung quanh. Thời gian ngủ của chó con dưới 1 tháng tuổi khoảng 20 tiếng mỗi ngày. Bạn không nên quá lo lắng khi thấy cún con ngủ nhiều bởi khi còn sơ sinh, chó con ngủ nhiều là hoàn toàn bình thường.
Càng lớn, thú cưng sẽ ngủ ít đi, thích vận động vì lúc này tứ chi và các giác quan phát triển. Cún con thích khám phá, rất hiếu động.
>>> Lưu ngay: Cách cho chó con bú sữa bình khi không bú mẹ
Chó con ngủ nhiều có sao không?
Giấc ngủ vô cùng quan trọng với thú cưng. Tuy nhiên, khi được 2 tháng tuổi, bạn không nên để cún ngủ quá nhiều vào ban ngày mà hãy kích thích cún vận động giúp tăng cường sức khỏe, đề kháng, tạo sự linh hoạt cho cún con.
Mỗi buổi sáng, sau khi ăn xong, hãy cùng cún con nô đùa, chạy nhảy trong sân. Buổi chiều bạn có thể cùng cún đi bộ. Với cách làm này, cún con sẽ rèn được thói quen lành mạnh, giúp cún đi ngủ đúng giờ và có giấc ngủ ngon hơn.
>>> Tham khảo ngay: 100+ Cách đặt tên cho chó Poodle độc lạ, siêu xịn xò (mới nhất 2020)
Chó con ngủ nhiều có phải là dấu hiệu của bệnh
Quan sát những biểu hiện của chó con nếu thấy những dấu hiệu bất thường trong hành vi, rất có thể thú cưng của bạn đang mắc bệnh:
Chó con bị ốm:
- Khi chó con ngủ li bì, cơ thể nhìn mệt mỏi, mắt lờ đờ. Kèm theo các triệu chứng như bỏ ăn, sổ mũi, nôn mửa hay tiêu chảy. Lúc này cún đã mắc bệnh. Bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y để có những chẩn đoán kịp thời. Tránh việc không xác định rõ loại bệnh và nguyên nhân gây bệnh dùng thuốc bừa bãi gây hại cho cún cưng.
Chó con bị co giật:
- Chó con lúc ngủ sẽ có một số dấu hiệu co giật, cắn sủa. Tuy nhiên, đây là những dấu hiệu bình thường. Cún cưng có thể đang có một giấc mơ. Bạn hãy lại gần, vuốt ve bộ lông cún để chúng nhanh chóng trở lại giấc ngủ.
- Nếu những dấu hiệu co giật ngày càng xuất hiện nhiều trong giấc ngủ và thời gian kéo dài, hãy đánh thức cún con để cún không cảm thấy mệt mỏi. Bạn cũng có thể mang cún đi khám.
Chó con bị trầm cảm:
Chó không phải là vật vô tri vô giác. Chúng cũng biết biểu lộ tình cảm như con người. Với chó con, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chó bị stress:
- Chó bị tách đàn, chuyển đến nơi ở mới: Việc rời xa mẹ và anh em làm cún con cảm thấy buồn bã, cô độc. Cún phải thích nghi với điều kiện hoàn toàn khác biệt khiến tâm trạng lo âu, không thích giao tiếp với con vật khác. Cả ngày ở một mình và ngủ nhiều.
- Không nhận được sự quan tâm của chủ nuôi: Khi bị chủ nuôi bỏ mặc sẽ phát sinh suy nghĩ tiêu cực, chán nản, tâm trạng dễ bị stress. Cún cưng sẽ có phản xạ thu mình và ngủ cả ngày.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Chó con phải thích nghi với các loại đồ ăn mới không hợp khẩu vị cũng là nguyên nhân làm cho cún không hào hứng với việc ăn, thay vào đó cún tìm đến giấc ngủ như một niềm an ủi.
>>> Bạn cần phải làm gì khi: Chó con kêu nhiều vào ban đêm?
Mách nhỏ: bạn cần làm gì khi chó con ngủ?
Khi đã xác định nguyên nhân cún con ngủ nhiều. Bạn hãy đưa ra các biện pháp khắc phục nếu không muốn chó con bị trầm cảm. Đây là một căn bệnh rất khó chữa và để lại nhiều hệ lụy.
Dành nhiều thời gian cho thú cưng:
- Việc thích nghi với môi trường sống mới không dễ dàng gì với cún con. Vì vậy, các bạn hãy cung cấp đầy đủ vật chất cho cún. Thay đổi bữa ăn hàng ngày phong phú giúp cún ăn ngon miệng hơn. Thi thoảng có thể thưởng cho cún các loại đồ ăn mà cún yêu thích. Cùng boss đi dạo hay chơi đùa là cách để hòa nhập với môi trường và quên đi nơi ở cũ.
- Thời gian này không nên để những vật nuôi khác làm phiền đến cún. Sau một tuần, khi boss đã quen dần với nhà mới, để thú cưng chơi đùa cùng đồng loại hay vật nuôi khác. Tránh tình trạng sau này chúng sẽ đánh nhau tranh giành lãnh thổ hay đồ dùng.
Âu yếm vỗ về mỗi khi cần:
- Sự động viên, quan tâm của bạn là niềm an ủi lớn nhất với thú cưng. Chúng sẽ cảm thấy yên tâm và được chăm sóc. Hằng ngày bạn hãy dành thời gian để vuốt ve, tâm sự. Sau này ,rất có thể cún sẽ trở thành người bạn tri kỷ. Nơi để bạn trút buồn vui. Và hãy luôn khen thưởng khi chúng biết nghe lời và là tốt việc gì đó cũng là cách động viên tinh thần boss.
- Chó con ngủ nhiều nếu như vẫn ăn uống hoạt động bình thường thì không cần quá lo lắng. Bởi đây chỉ là hiện tượng sinh lý mà loài động vật nào cũng đều phải trải qua trong từng giai đoạn phát triển từ sơ sinh. Thường xuyên quan sát những biểu hiện của thú cưng giúp bạn nhận biết những dấu hiệu bất thường trong hành vi của chó con. Từ đó mà đưa ra những hành động khắc phục kịp thời để cún con luôn phát triển khỏe mạnh.
>>> Đừng bỏ lỡ: Cách huấn luyện Chó đi vệ sinh đúng chỗ thành công 100%
Hy vọng với những thông tin về bài viết này, bạn sẽ có thêm được những kỹ năng chăm sóc cún con nói riêng và chăm sóc giấc ngủ của cún nói riêng.