Bạn cần phải làm gì khi chó con kêu nhiều vào ban đêm?

Cách làm chó con không sủa về đêm như thế nào? Bạn là một người yêu chó con và là một người có tính kiên nhẫn? Bạn là một người luôn bình tĩnh trong công việc và cuộc sống? Nhưng cho dù như vậy bạn cũng không thể vui vẻ được khi bị thiếu ngủ bởi chính tiếng chó sủa mỗi đêm do thú cưng gây ra đúng không nào? Bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn các cách khắc phục tình trạng chó con kêu nhiều vào ban đêm, cũng như giải quyết được nhưng nỗi lo băn khoăn làm sao để chó con không kêu ban đêm đồng thời đưa ra các biện pháp làm chó con ngoan ngoãn nghe theo lời bạn. Hãy cùng theo dõi nhé!

Bạn cần phải làm gì khi chó con kêu nhiều vào ban đêm?

Nội dung bài viết

Vì sao chó con hay kêu vào ban đêm?

Tiếng chó con kêu khóc

Ngày đầu tiên khi bạn mang một chú chó con về một gia đình mới cùng đồng nghĩa em ấy phải xa rời ổ của nó, nơi có ba, mẹ, anh, chị, em của nó. Và bạn biết đấy, như một đứa bé, nó cảm thấy không an toàn và muốn được che chở. Kêu la sẽ đến như một lẽ tự nhiên, chó con kêu ư ử liên tục, chó con la hét, chó kêu như khóc. Đây là cách cún con thể hiện rằng nó đang cảm thấy nguy hiểm và cần được bảo vệ.

Sẽ có một vài lí do để trả lời cho việc tại sao chó con hay kêu vào ban đêm, khiến cho chó kêu ư ử ban đêm và cún con của bạn kêu la ngay cả khi vào ban ngày:

  • Cảm thấy cô đơn hoặc bị tách lạc: Khi chó cảm thấy cô đơn hoặc bị tách lạc khỏi gia đình hoặc chủ, chúng có thể kêu để thể hiện sự buồn chán và khao khát sự gần gũi, chó sẽ kêu như khóc. Đây cũng là hiện tượng bình thường khi chó con nhớ mẹ, nhất là vào đêm khi không được mẹ ủ ấm. Vì vậy, chó mới về nhà kêu nhiều, chó con hay sủa đêm.
  • Bất an hoặc sợ hãi: Môi trường đêm tối có thể làm cho chó cảm thấy bất an hoặc sợ hãi hơn. Âm thanh lạ, động vật hoặc mùi lạ, hay sự thiếu an ninh có thể khiến chó cảm thấy lo lắng và kêu để báo động. Những chú chó mới sinh sẽ còn non nớt và nhạy cảm với môi trường xung quanh dẫn đến hiện tượng chó con mới đẻ kêu nhiều.
  • Đói: Khi chó con mới đẻ thì đang còn phụ thuộc nhiều nguồn sữa của mẹ. Do đó, chó con kêu liên tục, chúng cần kêu gào để cho chó mẹ chú ý đến cho chúng ăn. Một vài chú cún con khi đói sẽ kêu rất to, nhưng không phải phần lớn. Vì vậy bạn không nên nghĩ rằng tất cả kêu la là dấu hiệu khi chúng cảm thấy đói. Cũng nên để ý kiểm tra để cho chó con kịp thờ bú sữa, tránh tình trạng chó bị đói quá mà bị xỉu.
  • Bệnh: Nhiều bạn sẽ nghĩ rằng một chú chó con khỏe mạnh thì sẽ không kêu la nhiều. Nhưng thật ra khi chúng bệnh chúng sẽ không kêu la nhiều như bạn nghĩ mà ngược lại chúng sẽ kêu rất nhỏ và yếu.
  • Muốn đi vệ sinh: Đây là một trường hợp đa số chúng ta thường hay gặp. Khi cún con muốn đi tiểu hoặc đi nặng nhưng không thể rời khỏi ổ, ví dụ như khi bạn nhốt nó trong chuồng gài cửa chẳng hạn, chúng đều sẽ kêu lên để báo hiệu điều đó.

Tuy nhiên, sẽ khá khó khăn trong việc nhận biết là chú chó con của bạn kêu lên vì muốn đi giải quyết nhu cầu hay chỉ đơn thuần là muốn gây sự chú ý từ bạn.

Nhưng đừng lo lắng, bởi vì sau này khi bạn đã hình thành một thói quen và giờ sinh hoạt cho cún con rồi thì bạn sẽ biết được khi nào chúng cần giải quyết và khi nào chúng đang làm nũng.

Chó con hay kêu vào ban đêm cảm thấy cô đơn, sợ hãi

Chó con kêu nhiều có sao không?

Tuỳ thuộc nguyên nhân mà việc chó kêu nhiều có sao không
Tuỳ thuộc nguyên nhân mà việc chó kêu nhiều có sao không

Chó con kêu nhiều có sao không? Tùy thuộc vào nguyên nhân mà việc chó kêu nhiều có cần phải lo lắng quan tâm hay không. Thường thì việc kêu nhiều có thể do bản năng, do tâm trạng không được tốt thì theo thời gian bạn có thể an ủi, yêu thương, quan tâm, điều chỉnh chúng thì sẽ không còn kêu la nhiều.

Hoặc khi chúng lớn, trưởng thành sẽ đủ sức, dũng khí đối mặt với mọi thứ xung quanh, bản năng trông nhà trỗi dậy thì chúng sẽ tĩnh lặng an tâm hơn vào ban đêm để quan sát. Nếu có vấn đề gì xảy ra như kẻ trộm hoặc có người lạ rình rập quanh nhà thì mới kêu lên để cảnh báo cho chủ nhà.

Nhưng nếu chúng kêu nhiều là dấu hiệu do sức khoẻ như mệt mỏi, đau đớn do bị bệnh, bị thương thì đây sẽ là vấn đề nguy hiểm, cần quan tâm và chữa trị gấp giúp cho chúng khỏi bệnh, bớt đau thì mới giảm được tiếng kêu. Với tình trạng này thì không thể cứ thế mặc kệ hoặc bỏ qua không quan tâm tới chó con nhé.

Bạn cần phải làm gì khi chó con kêu nhiều vào ban đêm? 

Và đây, để bạn không phải nóng lòng chờ đợi nữa. Sau đây là một vài cách giúp bạn giải quyết băn khoăn làm sao để chó con không kêu, hết kêu, cách để chó con không kêu vào ban đêm và giúp chó con của bạn có một đêm ngon giấc.

1. Để chó con ngủ với bạn

Đây là một trong những cách thiết thực nhất, nhanh và cũng có hiệu quả khá cao. Nhưng không phải là ngủ cùng bạn luôn, mà chỉ là ngủ trong 3 – 4 đêm đầu thôi. Việc này giúp chó con có cơ hội thích nghi dần dần.

Ngủ cùng bạn sẽ giúp chó con cảm thấy ấm áp và thoải mái hơn. Cơ bản là bạn không cần bật đèn để chó con thấy được bạn, mà chỉ cần nó cảm nhận được sự hiện diện của bạn như mùi cơ thể, giọng nói, thậm chí là nhịp thở của bạn… Vậy là đủ giúp bé yên lòng và đỡ nhớ nhà hơn rồi, cũng là cách làm chó không sủa về đêm.

 

Cho chó con ngủ cùng bạn sẽ giúp chó con cảm thấy ấm áp và thoải mái hơn

2. Dùng một đồ dùng cá nhân của bạn cho cún con

Tuy nhiên, nếu bạn nào không được phép để chó con ngủ chung với bạn hoặc có vấn đề nào đó mà không thể để nó ngủ chung với bạn.

Đừng lo! vẫn còn nhiều cách khác để bạn tham khảo. Cách tiếp theo là dùng một món đồ cá nhân của bạn như: quần áo, khăn lau, vớ (không khuyến khích… đùa đấy!! ^^), nói chung là bất cứ món đồ nào có vương lại mùi của bạn trên đó và đặt nó cạnh chú cho của bạn.

Cách này sẽ phần nào làm dịu sự lo lắng của chó con hơn, làm chó không sủa về đêm.

>>> Đừng bỏ qua: Cách đặt tên cho chó hay và ý nghĩa được tổng hợp 2021 nhé

3. Đùa giỡn cũng là một cách

Trò này khá dễ, bạn hãy cứ giỡn với bé cho đến khi bé mệt lừ rồi sau đó đem bé vào chỗ ngủ. Nếu có đồ chơi cho chó bạn hãy để vào trong đó cho em nó chơi.

Việc này giúp chú chó của bạn luôn cảm thấy vui vẻ, át bớt đi nỗi sợ. Hãy khiến cho chú chó của bạn biết rằng việc chơi một mình cũng không tệ. Thêm cả việc chơi đùa mệt mỏi sẽ dễ khiến chó con đi vào giấc ngủ luôn, và bạn có thể yên tâm đi ngủ.

Đùa giỡn với chó con giúp chúng vui vẻ cũng là một cách giúp chó không kêu về đêm

4. Luôn nhớ: Không động lòng

Việc phải nghe cún cưng của bạn rầu rỉ, la hét hay kêu vào ban đêm có thể sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn như thể nó đang rất đau đớn và khổ tâm. Nhưng bạn yên tâm! không có gì phải lo lắng cả, ẻm chỉ đang làm nũng thôi!

Bạn cần phải kiên quyết, khi nghe cún con của bạn la hét bạn tuyệt đối đừng chạy ra và ôm ấp, vuốt ve em ấy. Vì nếu bạn làm như vậy sẽ vô tình hình thành một thói quen ở cún.

5. Nghe nhạc hoặc chương trình TV

Cách này đôi khi mình thấy cũng có tác dụng, nó khiến cho chú chó của bạn dễ buồn ngủ. Đây là một cách phụ thôi, nhưng bạn cũng nên thử qua, có khi lại có tác dụng đấy!

6. Tập cho chó con thói quen không “mè nheo”

Như mình đã nói ở trên, là nếu như mỗi khi bạn nghe tiếng kêu la của chó con là bạn chạy lại dỗ dành thì sẽ vô tình khiến chúng nghĩ rằng việc kêu la sẽ gây được sự chú ý của bạn. Việc này không tốt chút nào, vì vậy bạn cần tập cho chó con thói quen “độc lập”.

Ví dụ, khi bạn biết cún con của bạn đang mắc và muốn đi vệ sinh, thế là em ấy sẽ la lên. Bạn khoan hãy tiếp cận hoặc mở cửa chuồng ra – nếu bạn đang nhốt em ấy trong đó – mà hãy đứng nhìn nó một lát. Nó sẽ biết bạn đang nhìn nhưng không vì tiếng kêu của nó mà bạn sẽ để ẻm đạt được mục đích. Đợi đến khi cún con yên lặng khoảng 1 phút, lúc đấy bạn hãy dẫn em ấy đi vệ sinh.

Bạn hãy lặp đi lặp lại hành động này cho đến khi chó con hình thành thói quen ấy. Đây cũng là một trong những bài huấn luyện cơ bản đầu tiên bạn cần dạy cho chú chó của bạn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được phần nào lý do tại sao chó con kêu nhiều vào ban đêm và sẽ có hướng giải quyết hiệu quả. Hẹn gặp lại vào những bài viết sau!

>>> Đừng quên xem: Chó mẹ ăn gì nhiều sữa để đảm bảo con được đầy đủ