Chó Chow Chow – Giống chó cổ thời nhà Đường của Trung Quốc
Chó Chow Chow là cái tên còn khá xa lạ ở Việt Nam nhưng đang dần được nhiều người tìm hiểu và yêu thích bởi vẻ đáng yêu cùng tính cách trung thành, tình cảm. Hãy cùng, Thegioiloaicho.com tìm hiểu về giống cho Chow Chow để khám phá những điểm thú vị của chúng và có thêm lựa chọn nếu bạn muốn nuôi một chú chó làm thú cưng nhé!
Nội dung bài viết
Nguồn gốc, lịch sử của chó Chow Chow
Chó Chow Chow thường được gọi tắt là Chow, có nguồn gốc từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Chúng vốn là giống chó chuyên được dùng để kéo xe, săn bắt hay trông coi nhà cửa cho người dân. Xuất phát điểm thấp khiến chúng ít được ưa chuộng và thường ít được chủ nhân cưng chiều, chăm sóc như những chú chó cảnh khác.
Đa phần những giống chó cổ của Trung Quốc đã bị tuyệt chủng hết nhưng Chow Chow lại may mắn sống sót đến ngày hôm nay. Thời xưa Chow chow bị coi là giống chó hạ đẳng cho đến sau năm 1800, được những người Anh chọn để đưa về nước, qua quá trình lai tạo đã tạo ra giống chó Chow Chow như ngày hôm nay. Và một thời gian ngắn sau đó, Chow Chow đã trở thành biểu tượng của giới thượng lưu.
Đặc điểm nhận diện chó Chow Chow thuần chủng
Nhiều con sen lần đầu tiên đón các boss Chow Chow về dinh thường băn khoăn không biết làm sao để nhận diện được một em cún Chow Chow thuần chủng. Tuy nhiên, những dấu hiệu để nhận biết chó Chow Chow thuần chủng vô cùng đơn giản. Các bạn chỉ cần một số đặc điểm ngoại hình của Chow Chow là có thể nhận ra ngay đâu là chó Chow Chow lai và đâu là giống thuần chủng rồi.
1. Khuôn mặt “đầu gấu”
- Đặc điểm đầu tiên dễ nhận ra chó Chow Chow thuần chủng dù các em ấy có đứng giữa cả đàn con lai chính là một cái đầu tròn, to. Đặc biệt là khuôn mặt nhăn với một chiếc lưỡi màu đen. Nếu nhìn qua khuôn mặt của những chú cún này bạn sẽ không khỏi bật cười bởi 2 cái tai tròn siêu nhỏ nấp sau bộ lông xù.
2. Thân hình mũm mĩm
- Thân hình của chó Chow Chow trông khá vuông vắn với chiều cao chỉ khoảng 45 – 56cm và cân nặng đạt 20 – 32kg. Vì vậy mà trông các em ấy luôn mập mạp, múp míp, rất đáng yêu, nhất là phiên bản chó Chow Chow mini con.
- Một tiêu chuẩn nữa của Chow Chow thuần chủng chính là chiếc đuôi xù dù mắt ngược trên lưng.
3. Bộ lông xù điển hình một màu
- Đặc biệt nhắc đến Chow Chow, chúng ta sẽ không thể nào không nhắc đến bộ lông bông xù – đặc điểm khiến Chow Chow càng thêm phần mũm mĩm. Bộ lông này thường khá dài và dày, tuy nhiên cũng có một số chú chó Chow Chow lông ngắn vẫn là dòng thuần chủng nha.
- Bộ lông của những chú “chó gấu” này thường có khá nhiều màu khác nhau. Các màu của chó Chow Chow là màu kem, màu trắng, màu đen, màu nâu đỏ, màu socola… Trong đó chó Chow Chow trắng, đen thường là những chú chó khá hiếm nên luôn có mức giá cao nhất.
Tính cách chó Chow chow như thế nào? Có dữ không?
Với một ngoại hình khá đầu gấu, bạn nghĩ rằng Chow Chow là giống chó cực kỳ hung dữ? Tuy nhiên sự thật thì các em gấu chó này không quá hung dữ đâu nha, ngược lại các pet còn sống rất tình cảm. Chow Chow là giống chó thông minh và cực kỳ trung thành, rất biết nghe lời. Vậy nhưng, khi không được quan tâm thì Chow Chow lại tỏ ra khá bướng bịch và cứng đầu, rất khó bảo.
Đối với những người lạ, giống chó này có tính cảnh giác rất cao. Vì vậy, nếu để các boss Chow Chow trông nhà, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Đặc biệt, là một giống chó năng động nên chó Chow Chow rất hay bắt nạt các thú cưng khác trong nhà. Vậy nhưng khi làm bảo mẫu cho các bé, Chow Chow lại tỏ ra vô cùng hiền lành và thân thiện, rất biết nhường nhịn trẻ em.
Chó Chow Chow lai có đáng yêu như Chow Chow thuần chủng?
Với một thân hình mũm mĩm, ngay cả khi lai tạo với các giống chó khác, chó Chow Chow lai cũng đáng yêu hết cả phần thiên hạ. Những phiên bản con lai phổ biến nhất hiện nay là:
1. Chó Chow – Lab
- Chow – Lab đã cho chúng ta biết được nguồn gốc của con lai này xuất phát từ hai giống chó nào rồi đấy. Đó chính là Chow Chow và chó Labrador. Ngoại hình của những em cún này khá thú vị, chúng có khuôn mặt dài và một bộ lông xù có bờm. Đặc biệt so với chó Chow Chow thuần chủng, Chow – Lab có chiều cao, cân nặng hơn hẳn Chow Chow, đúng là phiên bản “con hơn cha”.
2. Cho Chow Pei
- Chow Pei là cái tên ghép của 2 giống chó Chow Chow và Shar – Pei. Ngoại hình của con lai này cũng rất đáng yêu và thú vị với đầu của Shar-pei ở trên thân Chow Chow. Cân nặng của chúng thường đạt khoảng 30kg và tính cách chung của các em này khá nghịch ngợm.
3. Chusky
- Nghe đến cái tên Chusky, bạn có lờ mờ đoán ra được em ấy được lai giữa hai giống chó nào không? Chusky chính là kết quả của tình yêu giữa Chow Chow và chó Husky đấy nha. Husky nổi tiếng là Đại Ngáo mạnh nhất thiên hạ và thật không may mắn, bệnh ngáo này lại có gen di truyền sang Chusky. Tuy nhiên, Chusky bướng bỉnh và khó huấn luyện hơn Husky rất nhiều bởi ngoài việc thừa hưởng “sự ngáo” của Husky, chúng còn thừa hưởng sự hung hăng của Chow Chow.
>>> Kinh nghiệm: Phân biệt chó Husky & Alaska
4. Một số phiên bản con lai khác
- Ngoài ra, chó Chow Chow còn được đem lai với nhiều giống chó khác như: Basset Hound, Becgie Đức hay Pitbull tạo thành những phiên bản con lai siêu đáng yêu như: Chow Hound, Chow Shepherd và Pitchow.
Những kiến thức cần biết khi nuôi chó Chow Chow
1. Môi trường sống
- Chow Chow không cần không gian quá rộng rãi nên thích hợp để nuôi trong chung cư. Tuy chúng không thích vận động nhiều nhưng bạn nên dành thời gian dắt chúng đi dạo để rèn luyện sức khỏe và tránh bệnh béo phì.
- Vì có bộ lông dày và quen sống ở nơi có khí hậu lạnh nên Chow Chow rất nhạy cảm với thời tiết. Vào mùa hè, bạn nên tạo môi trường sống mát mẻ và tỉa lông cho chúng để tránh tình trạng bị sốc nhiệt hoặc sức khỏe bị ảnh hưởng xấu.
2. Chế độ dinh dưỡng
- Giống chó Chow Chow ăn khá nhiều và cần bổ sung canxi, protein để phát triển thể lực, cơ bắp. Tuy nhiên, bạn không nên cho chúng ăn quá nhiều tinh bột và chất béo vì chúng sẽ bị béo phì và giảm tuổi thọ. Cần lên thực đơn ăn uống cho Chow Chow khoa học, cân bằng các thành phần dinh dưỡng và khẩu phần ăn phù hợp với từng độ tuổi.
3. Chăm sóc lông
- Lông của Chow Chow dày và đẹp nhưng hay rụng vào thời điểm giao mùa. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần dành thời gian chăm sóc lông cho chúng mỗi ngày, chải lông từ 2 – 3 lần để lông luôn mềm, mượt. Chow Chow cũng cần được tắm 1 – 2 lần/tuần bằng sữa tắm cho chó chuyên dụng và sấy khô lông sau khi tắm xong để tránh các bệnh về da.
4. Huấn luyện chó Chow Chow chuyên nghiệp
Giống cảnh khuyển Chow Chow được thừa hưởng sự thông minh, nhanh nhạy và một chút kiêu hãnh của những chú chó cổ xưa. Vì thế việc huấn luyện chúng đòi hỏi sự chính xác, kiên trì. Một vài lưu ý trong việc huấn luyện nếu bạn muốn cún cưng của mình ngoan ngoãn nghe lời:
- Đặt một cái tên thân mật để gọi cún mỗi khi tập luyện. Điều này sẽ có tác dụng rèn luyện sự phản xạ mỗi khi có người kêu tên chúng.
- Dù bạn bận rộn đến mấy thì hãy dành khoảng 15-20 phút buổi sáng hoặc chiều để đưa Chow đi dạo, chạy bộ cùng với mình. Điều này không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn và cún cưng trở lên thân thiết hơn.
- Trong quá trình huấn luyện chó Chow Chow, sẽ có những lúc cún cứng đầu, không làm theo mệnh lệnh. Tuy nhiên bạn không nên dùng những hình phạt về thể xác mà hãy cho chúng hiểu được cảm xúc không hài lòng của bạn.
- Những bài tập phải được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Thời gian huấn luyện khoảng 1,5 – 2 tháng với những kỹ năng đơn giản như: Đi, đứng, nằm, ngồi… Sau khi Chow Chow đã thuần thục những bài tập trên thì bạn có thể chuyển sang những yêu cầu cao hơn.
Chó Chow Chow giá bao nhiêu?
- Chó Chow Chow được sinh ở Việt Nam: 10 – 25 triệu/bé.
- Chó Chow Chow nhập từ Thái Lan: 15 – 20 triệu/bé (có đầy đủ giấy tờ và đảm bảo chất lượng)
- Chó Chow Chow nhập khẩu từ châu Âu: 25 triệu/bé trở lên nhưng rất hiếm, thường phải đặt trước.