Chó bị co giật liên tục, động kinh – Nguyên nhân, cách điều trị
Đã bao giờ bạn thấy chó bị co giật liên tục mà không rõ nguyên nhân? Và tình trạng này còn thường xuyên lặp đi lặp lại? Bạn rất quan ngại, không biết liệu hiện tượng co giật ở chó có nguy hiểm? Nếu đây là vấn đề bạn quan tâm thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Thegioiloaicho.com nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây nên tình trạng co giật liên tục ở chó
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chó bị động kinh, được chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính sau:
Do môi trường:
- Một lý do khá phổ biến là do cún đã ăn phải đồ ăn có độc tố nên mới dẫn đến việc bị co giật.
- Thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh quá nhanh, hay được gọi ngắn gọn là sốc nhiệt. Điều này xảy ra khi nhiệt độ lạnh đi hoặc nóng lên một cách đột ngột. Khi trời quá lạnh, cơ thể cún chưa được vận động và làm ấm kĩ. Dẫn đến tình trạng cơ bắp bị co thắt, chó bị run lẩy bẩy. Nếu bị lạnh quá lâu, cả cơ thể có thể rơi vào tình trạng ngừng hoạt động. Sau đó, có thể chết vì không chịu được thời tiết quá khắc nghiệt. Tương tự với trời quá nóng, các chú cún khi bị sốc nhiệt thì rất dễ bị ảnh hưởng đến tính mạng.
Do sức khỏe bệnh tật:
- Nguyên nhân gây co giật có thể là do cún của bạn đã mắc phải một số bệnh. Như bệnh gan, bệnh thận, thiếu máu, các bệnh về não như viêm não, ung thư não, huyết áp và các vấn đề về điện giải.
- Cún cưng của bạn cũng có thể có bệnh lý về thần kinh. Virus, vi khuẩn tác động trực tiếp lên hệ thần kinh gây ra nguy hiểm đến bộ não. Hoặc có thể là do bị mắc một số bệnh như bệnh Care, bệnh dại.
- Hệ thần kinh một khi bị tấn công mãnh liệt như vậy có thể gây ra cái chết nhanh chóng cho vật nuôi của bạn.
- Chó bị động kinh vì thiếu canxi, canxi là một chất không thể thiếu cho quá trình cấu tạo và phát triển hệ thống cơ xương. Thiếu hụt canxi dễ xảy ra khi các chó mẹ đang nuôi con. Các trường hợp chó mẹ bị co giật vì thiếu canxi trong khi mang bầu cũng như sau khi sinh không phải là hiếm gặp.
Do di truyền:
- Có một số loài chó cảnh có nguy cơ bị co giật cao hơn các loài còn lại như: Chó săn thỏ Beagle, chó săn cừu Shetland hay chó tha mồi Labrador.
- Chó bị động kinh do di truyền thường xảy ra ở độ tuổi từ 10 tháng tuổi cho đến 3 năm tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp xảy ra sớm hơn.
>>> Tham khảo ngay: Cách dạy chó không sủa bậy đơn giản, hiệu quả cao
Phương pháp điều trị khi chó bị co giật liên tục
1. Triệu chứng:
Chó bị co giật thường có các hiện tượng bất thường như sau:
- Thở dốc, thở không đều, hơi thở nặng nề thoi thóp, chó lè lưỡi ra ngoài.
- Thân nhiệt của chó cao hơn bình thường
- Cơ bắp ở chân cứng lại
- Toàn thân chó bị co giật liên tục,
- chó bị run chân tay…
>>> Tại sao: Chó bị chảy nước mũi?
2. Chẩn đoán
Hai yếu tố quan trọng nhất trong chẩn đoán bệnh động kinh vô căn là: Độ tuổi lúc khởi phát và Biểu hiện động kinh (loại và tần số).
- Nếu con chó của bạn có hơn 2 cơn co giật trong tuần đầu tiên khởi phát, bác sĩ thú y của bạn có thể sẽ có các xem xét chẩn đoán khác hơn là chứng động kinh vô căn.
- Nếu cơn động kinh xảy ra khi con chó nhỏ hơn 6 tháng hoặc lớn hơn 5 năm, bệnh có thể xuất phát từ quá trình trao đổi chất hoặc nội sọ (trong hộp sọ); điều này sẽ loại trừ bệnh hạ đường huyết ở chó già.
Trong khi đó, các cơn động kinh cục bộ hoặc sự hiện diện của chứng thâm hụt thần kinh cho thấy là do structural intracranial disease (bệnh nội sọ cấu trúc).
Các triệu chứng thể chất có thể bao gồm tim đập nhanh, co thắt cơ, khó thở, huyết áp thấp, mạch yếu, ngất xỉu, sưng não và co giật rõ ràng.
Một số con chó sẽ thể hiện các hành vi tâm thần không bình thường, bao gồm các triệu chứng của hành vi ám ảnh và ép buộc. Một số cũng sẽ tỏ ra run lắc và co giật. Một số khác có thể run rẩy nhưng một số khác có thể chết.
>>> Click ngay: Chó bị táo bón – Phương pháp điều trị hiệu quả nhất
3. Điều trị
Hầu hết việc điều trị cho chó bị bệnh co giật liên tục, động kinh được thực hiện ngoại trú. Chó được khuyến cáo không bơi lội để ngăn chặn gặp tai nạn chết đuối trong khi trải qua điều trị.
Hãy lưu ý rằng hầu hết chó bị chứng động kinh lâu dài có xu hướng tăng cân, vì vậy hãy theo dõi chặt chẽ trọng lượng của chó và tham khảo ý kiến bác sĩ thú y của bạn về kế hoạch chế độ ăn kiêng nếu cần.
Trong một số trường hợp, một số thủ tục y tế nhất định có thể cần thiết bao gồm phẫu thuật loại bỏ các khối u có thể gây co giật.
Thuốc có thể giúp giảm tần suất co giật cho một số động vật. Một số loại thuốc corticosteroid, thuốc chống động kinh và thuốc chống co giật cũng có thể giúp giảm tần suất co giật.
Loại thuốc được cung cấp sẽ tùy thuộc vào loại động kinh cũng như tình trạng sức khỏe nền tảng của chó. Ví dụ, steroid không được khuyến cáo cho động vật mắc bệnh truyền nhiễm, vì chúng có thể có tác dụng phụ.
Cách phòng ngừa chó bị co giật liên tục, động kinh
Bạn nên theo dõi chú cún của mình, nếu chúng biếng ăn, sùi bọt mép…. thì bạn phải đưa chúng tới bác sĩ thú ý ngay để được chữa trị đúng cách. Không nên tự tiện cho chúng uống thuốc khi chưa có sự kiểm tra của bác sĩ thú ý.
Nếu chó bị co giật liên tục thì bạn nên massage nhẹ nhàng cho chúng. Không nên cho chúng vận động khi đang có tình trạng co giật.
Đó là những điều mà bạn cần biết khi chú cún bị co giật liên tục, động kinh
>>> Xem ngay: Giao phối cận huyết ở chó là gì? Có nên giao phối cận huyết cho chó không?