Chó bị bại liệt 2 chân sau – Phương pháp điều trị đúng cách

Giống như con người, động vật hay chạy nhảy như chó vẫn có thể bị liệt 2 chân sau. Tình trạng này không thường xuyên xảy ra nhưng cũng không phải hiếm gặp. Theo Thegioiloaicho.com tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu đến từ môi trường bên ngoài (vận động) và bên trong (chế dộ dinh dưỡng), hãy cùng tìm hiểu phương pháp điều trị tình trạng chó bị bại liệt 2 chân sau qua bài viết dưới đây nhé!

Chó bị bại liệt 2 chân sau – Phương pháp điều trị đúng cách

Nội dung bài viết

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó bị bại liệt 2 chân sau

Do hoạt động quá mạnh

  • Trong quá trình huấn luyện, chó phải hoạt động liên tục với những bài tập nặng cần dùng đến sức chân như: Kéo lốp xe, chạy bền, nhảy cao… mà không có đủ thời gian nghỉ ngơi. Lâu dần, cơ bắp chân làm việc quá sức khiến chó bị mỏi và hai chân sau yếu dần đi.
  • Một lời khuyên là khi tập luyện bất cứ bài tập nào, hãy cho chó khởi động trước để làm giãn cơ bằng những bài tập nhẹ nhàng. Sau đó, nâng dần lên các bài tập nặng sau. Mỗi bài tập nên cách nhau từ 15 – 30 phút, tránh việc cho cún tập quá dồn dập.

Do bổ sung thiếu Canxi

  • Canxi là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe xương khớp của chó, nhất là trong độ tuổi phát triển. Đó là lý do, bổ sung thiếu canxi có thể coi là nguyên nhân chính khiến chó bị yếu 2 chân sau.
  • Nguyên nhân chó bị thiếu canxi có thể do chủ nuôi cho ăn uống không hợp lý. Không bổ sung canxi đều đặn từ bé dẫn đến thiếu canxi. Xương khớp không thể phát triển bình thường, bốn chân trở nên yếu ớt, dễ bị gãy xương.

Do chó mắc bệnh hạ bàn

  • Hạ bàn ở chó là tình trạng 2 chân sau bị gập hẳn xuống, khuỷu chân sau chạm đất khiến chó không thể đi lại bình thường. Hai chân yếu hẳn đi, lâu dần có thể dẫn đến bại liệt. Hạ bàn không hẳn là một căn bệnh mà nó như một dạng tật ở chó (do cơ thể thiếu canxi) nên rất khó để chữa khỏi.
  • Nguyên nhân chó bị hạ bàn có thể do bị nuôi nhốt lâu ngày ít được vận động. Hoặc do diện tích nhà quá chật hẹp khiến chó không đủ không gian để vận động. Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý. Bổ sung thiếu canxi gây nên những vấn đề về xương khớp trong độ tuổi phát triển.

Do chăm sóc không đúng cách

  • Khi nuôi dưỡng chó, bạn cung cấp cho chúng một chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất béo mà lại ít tập luyện. Kết quả,chó mắc bệnh béo phì, cơ thể trở nên nặng nhọc, sinh ra lười vận động. Khi chó không vận động trong một thời gian dài sẽ khiến bốn chân trở nên yếu ớt, xương khớp lỏng lẻo.
  • Tốt nhất, bạn nên cung cấp cho chó một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với luyện tập thường xuyên. Giảm tối thiểu lượng chất béo và tinh bột trong bữa ăn hàng ngày xuống.
  • Nên thay thế mỡ động vật bằng dầu oliu, tinh bột trong cơm gạo bằng ngũ cốc, bột yến mạch… Có thể bổ sung thêm protein và canxi để chắc khỏe xương hơn.
  • Ngoài ra, chó cũng có thể bị yếu chân nếu chủ nuôi nuôi nhốt trong một thời gian dài không cho vận động. Ít nhất, nên cho cho chúng ra ngoài chạy nhảy 30 – 45 phút mỗi ngày để xương khớp được chắc khỏe hơn.

>>> Đừng bỏ lỡ: Chó bị áp xe có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Dấu hiệu nhận biết chó bị bại liệt 2 chân sau

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bạn có thể nhận biết một số dấu hiệu chó bị yếu 2 chân sau dưới đây:

  • Chó khó đứng dậy bằng 2 chân sau
  • Đi lại mất cân bằng, miễn cưỡng hoạt động
  • Khớp 2 chân sau cứng, có dấu hiệu sưng
  • Chân có thể bị đau, tê liệt hoặc mất cảm giác
  • Có sự bất ổn (chân sau lung lay)
  • Đi bằng hai chân sau rất gần nhau

Nếu thấy cún xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào, bạn nên xem xét đến khả năng chó đã bắt đầu bị yếu chân sau. Hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để chuẩn đoán bệnh sớm nhất và đưa ra pháp đồ điều trị hiệu quả.

Phương pháp điều trị chó bị bại liệt 2 chân sau đúng cách

Quá trình điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, trong trường hợp chó không thể tự đi tiểu, hoặc đại tiện, thì lập tức đưa chó vào thú y ngay. Đây là biểu hiện của việc chó đã mất nhận thức, có thể nguy hiểm đến tính mạng

  • Trường hợp nguyên nhân được xác định do thoát vị đĩa đệm, trượt đĩa đệm, cách điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật nhé. Các giải pháp khác như thuốc chống viêm chỉ có tác dụng tạm thời chứ không dứt điểm được
  • Trường hợp khối u nếu phát hiện sớm, có thể tiến hành phẫu thuật ngay, càng sớm thì khả năng phục hồi của chó càng cao

Ngoài ra, có thể áp dụng 1 số cách khác như:

  • Điện châm ( kích thích điện lên huyệt qua kim châm)
  • Thủy châm (tiêm thuốc vào huyệt)
  • Phương pháp cứu: Dùng sức nóng tác động lên huyệt để kích thích phản ứng cơ thể gây điều khí và giảm đau để phòng và trị bệnh.

Trong quá trình điều trị, tốt nhất là nên cho chó nằm viện từ 7 – 10 ngày để theo dõi thêm. Sau khoảng 2 tuần, nếu không có biến chứng xảy ra, bạn có thể đón boss về nhà rồi. Bác sĩ thú y sẽ lên kế hoạch kiểm tra sự tiến triển của chó để có thể điều chỉnh phương pháp điều trị cho phù hợp.

>>> Click ngay: Chó bị ho khạc hóc xương phải làm sao?

Cách chăm sóc chó bị bại liệt 2 chân sau

Bác sĩ thú y sẽ giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc chó ở nhà. Đôi khi chó có thể chống lại sự chăm sóc của bạn do đau đớn, nhưng việc chăm sóc chặt chẽ và nhẹ nhàng sẽ giúp loại bỏ những phản ứng đáng sợ.

Nếu có thể, hãy nhờ một người khác giữ chó trong khi bạn đang tiến hành chăm sóc, hoặc quấn tã cho chó để nó không thể vặn vẹo quá nhiều.

Điều quan trọng là bạn cần chăm sóc chó đúng cách để nó có thể hồi phục hoàn toàn. Thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ thú y một cách cẩn thận. Nếu bác sĩ thú y đã kê đơn thuốc, hãy chắc chắn cho chó dùng thuốc đầy đủ, ngay cả sau khi chó có dấu hiệu hồi phục hoàn toàn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc vấn đề gì về chó của bạn, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ bác sĩ thú y, và không cho chó dùng thuốc giảm đau, hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác mà không tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y, như một số loại thuốc dành cho người có thể độc hại đối với động vật.

Trong một số trường hợp, nếu bệnh liệt không thể điều trị được nhưng chó của bạn vẫn khỏe mạnh thì nó có thể được trang bị một chiếc xe lăn đặc biệt để giúp nó di chuyển.

Hầu hết những con chó dùng xe lăn đều thích nghi tốt và tiếp tục tận hưởng cuộc sống của chúng. Đương nhiên là, nếu chó đã bị bệnh liệt thì nó phải được triệt sản để nó sẽ không có nguy cơ bị tổn thương thêm do giao phối.

>>> Tìm hiểu ngay: Có nên giao phối cận huyết cho chó không?

Bổ sung canxi cho chó qua từng giai đoạn

  • Chó dưới 2 tháng tuổi: Giai đoạn này chó vẫn bú sữa mẹ. Bạn nên bổ sung canxi cho chó mẹ thay vì chó con, vì nguồn canxi chủ yếu chúng lấy sẽ từ sữa mẹ mà ra.
  • Chó từ 2-6 tháng tuổi: Giai đoạn chó bắt đầu ăn dặm. Bạn nên cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý + bổ sung thêm các loại thuốc Canxi ở trên.
  • Chó từ 9 tháng – 1 tuổi: Giai đoạn dậy thì nên lượng canxi cần bổ sung cực kỳ lớn cho khung xương phát triển tới kích thước tối đa. Kết hợp bổ sung canxi qua xương + thuốc + sữa uống.
  • Chó từ 1 tuổi trở đi: Sau 1 tuổi, chó gần như đã phát triển đầy đủ. Lúc này, bạn vẫn cần bổ sung canxi đều đặn nếu không chó rất dễ bị còi xương, gầy gò và yếu 2 chân sau.

Chó bị bại liệt 2 chân sau có thể để lại hậu quả nghiêm trọng khiến cún gặp khó khăn trong việc di chuyển. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nếu biết cách bổ sung canxi đầy đủ cho chó ngay từ khi còn nhỏ bằng các loại thực phẩm ăn uống và thuốc bổ trợ.