Chó bị áp xe có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Chó bị áp xe là một căn bệnh không hề hiếm gặp mà rất là phổ biến. Áp xe không phải là một bệnh nhẹ cho nên không thể xem thường và bỏ qua, nó không thể tự khỏi nếu không được chữa trị. Hãy cùng thegioiloaicho.com tìm hiểu nhé!

Chó bị áp xe có nguy hiểm không? Cách chữa trị
Cách chữa trị chó bị áp xe

Nội dung bài viết

Chó bị áp xe có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Áp xe ở chó có thể trở thành rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Những vết thương hở từ áp xe có thể dẫn đến viêm nhiễm, phát triển thành nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng khắp cơ thể (sepsis), đặc biệt là khi vi khuẩn xâm nhập vào dòng máu.

Những tình trạng này đều đặc biệt nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng của chó nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đối với những con chó già, con chó yếu, hoặc những con chó mắc các bệnh khác, nguy cơ này còn tăng cao hơn.

Chó bị áp xe là gì?

Là bệnh áp xe ở chó có thể hình thành khi đổi mùa hay bị vi khuẩn xâm nhập vào da. Áp xe có thể xảy ra khi con vật bị nhiễm bệnh từ vết thương như các ổ áp xe ở chó thường xuất hiện ở các vết cắn, vết thương gây lở loét, mưng mủ. Chúng có thể được tìm thấy trên mọi bộ phận của cơ thể. Vết thương bề mặt khá phổ biến ở những chú cún. Vết thương trở thành vấn đề nếu bị nhiễm trùng và không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó bị áp xe

  • Bị Cắn: Vết thương cắn của sinh vật truyền nhiễm sâu vào mô là nguyên nhân chính gây áp xe ở chó. Chó cũng có thể bị áp xe do bị mèo cắn hoặc cào. Thường sẽ được tìm thấy ở vùng đầu và cổ nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Áp xe đầu và cổ thường làm cho một bên cổ bị sưng.
  • Nhai vật thể lạ quá cứng: Áp xe có thể là kết quả của việc nhai một vật lạ gì đó dẫn đến làm rách da. Trong những trường hợp này, áp xe có thể phát triển trên lưỡi, nướu hoặc má.
  • Do răng miệng: Chó có thể bị áp xe răng, hoặc túi mủ hình thành trong răng do nhiễm trùng, đặc biệt là ở răng bị vỡ trong khi nhai. Một chiếc răng bị áp xe có thể khiến con chó của bạn chảy nước dãi hoặc không chịu ăn và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Tuyến hậu môn: Chó cũng thường bị áp xe tuyến hậu môn, khi tuyến hậu môn bị tắc, chất dịch bên trong có thể trở nên nhiễm trùng và tạo thành áp xe, trong đó khu vực xung quanh trực tràng trở nên đỏ, sưng và đau và tuyến hậu môn của chó bị sưng.
Nguyên nhân gây áp xe ở chó cũng rất nhiều
Nguyên nhân gây áp xe ở chó cũng rất nhiều

Dấu hiệu nhận biết khi chó bị áp xe

Áp xe có dấu hiệu: sưng, đau, nóng, sốt, mất chú ý đến thức ăn, và mùi, ẩm ướt tại khu vực bị nhiễm trùng.

Chó có thể bị sốt khi bị áp xe
Chó có thể bị sốt khi bị áp xe

>>> Tham khảo ngay: Cách xử lý khi Chó bị ho khạc hóc xương

Cách chữa trị khi chó mắc bệnh áp xe tại nhà

Để khắc phục cho chó chỉ cần tiến hành theo các bước sau:

Đối với chó bị áp xe nhẹ:

  • Nếu là vết thương nông, có thể sử dụng một số loại thuốc mỡ kháng khuẩn được chỉ định dùng cho vật nuôi để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, còn có một số loại nước tắm và dầu gội có thể điều trị các tổn thương ngoài da của cún.
  • Nếu vết thương bị nặng hơn xíu, thì đầu tiên bạn phải cắt bớt lông xung quanh vùng bị sưng và khử trùng khu vực này bằng dung dịch kháng khuẩn Pididone-iodine.
Cách chữa trị khi chó mắc bệnh áp xe tại nhà
Cách chữa trị khi chó mắc bệnh áp xe tại nhà

Đối với chó của bạn bị áp xe nặng:

Sát trùng vùng ổ áp xe, tiêm thuốc giảm đau và mở ổ áp xe. Lấy dịch viêm và máu, rửa sạch, sau đó bôi thuốc và khâu vết thương. Sau khi lành vết thương, rút chỉ và tiêm thuốc chống nhiễm trùng. Cung cấp thuốc giảm sốt và trợ sức bằng tiêm. Đồng thời, cho uống chất điện giải và các loại vitamin để nâng cao tình trạng sức khỏe trong 10 ngày.

Nên đưa chú chó nhà bạn đến địa chỉ thú y uy tín
Nên đưa chú chó nhà bạn đến địa chỉ thú y uy tín

Lưu ý: Mặc dù điều trị áp xe có thể làm tại nhà nhưng chúng tôi khuyên các chủ của cún nên đưa đến bác sỹ thú y vì nếu xử lý không đúng cách sẽ làm nhiễm trùng nặng hơn và cún sẽ rất đau.