Chó bị áp xe có nguy hiểm không? Cách chữa trị
Áp xe ở chó là một căn bệnh không hề hiếm gặp mà rất là phổ biến. Vậy các bạn đã biết cách chữa trị hay cách phòng tránh cho thú cưng của bạn chưa? Nếu chưa, đừng lo lắng nhé! Dưới đây chính là thông tin chi tiết về căn bệnh được Thegioiloaicho.com chia sẻ. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
Thông tin về căn bệnh áp xe ở chó
Bệnh áp xe ở chó có thể hình thành nếu kích ứng xấu đi hoặc vi khuẩn xâm nhập vào da. Áp xe có thể xảy ra khi con vật bị nhiễm bệnh từ vết thương. Chúng có thể được tìm thấy trên mọi bộ phận của cơ thể. Vết thương bề mặt khá phổ biến ở những chú cún. Vết thương trở thành vấn đề nếu bị nhiễm trùng và không được điều trị kịp thời.
Nguyên Nhân dẫn đến tình trạng chó bị áp xe
- Bị Cắn: Vết thương cắn của sinh vật truyền nhiễm sâu vào mô là nguyên nhân chính gây áp xe ở chó. Chó cũng có thể bị áp xe do bị mèo cắn hoặc cào. Thường sẽ được tìm thấy ở vùng đầu và cổ nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Áp xe đầu và cổ thường làm cho một bên cổ bị sưng.
- Nhai vật thể lạ quá cứng: Áp xe có thể là kết quả của việc nhai một vật lạ gì đó dẫn đến làm rách da. Trong những trường hợp này, áp xe có thể phát triển trên lưỡi, nướu hoặc má.
- Do răng miệng: Chó có thể bị áp xe răng, hoặc túi mủ hình thành trong răng do nhiễm trùng, đặc biệt là ở răng bị vỡ trong khi nhai. Một chiếc răng bị áp xe có thể khiến con chó của bạn chảy nước dãi hoặc không chịu ăn và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
- Tuyến hậu môn: Chó cũng thường bị áp xe tuyến hậu môn, trong đó khu vực xung quanh trực tràng trở nên đỏ, sưng và đau.
Dấu hiệu nhận biết khi chó bị áp xe
- Vết sưng mềm, thường có dịch mủ màu xanh lá cây, vàng hoặc thậm chí có máu.
- Bị đau và cảm thấy nóng khi chạm vào.
- Chó bị áp xe sẽ bị sốt, nhác ăn, mất cảm giác ngon miệng hoặc không muốn di chuyển hoặc không cho ai chạm vào khu vực này.
- Một khi áp xe bùng phát, bạn có thể nhận thấy có mùi, ẩm ướt tại vị trí nhiễm trùng.
>>> Tham khảo ngay: Cách xử lý khi Chó bị ho khạc hóc xương
Cách chữa trị khi chó mắc bệnh áp xe tại nhà
Để khắc phục cho chó: chị cần tiến hành theo các bước sau:
Đối với chó bị áp xe nhẹ:
- Nếu là vết thương nông, có thể sử dụng một số loại thuốc mỡ kháng khuẩn không cần kê đơn được chỉ định dùng cho vật nuôi để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, còn có một số loại nước tắm và dầu gội có thể điều trị các tổn thương ngoài da.
- Nếu vết thương bị nặng hơn xíu, thì đầu tiên, phải cắt bớt lông xung quanh vùng bị sưng và khử trùng khu vực này bằng dung dịch Pididone-iodine.
Đối với chó của bạn bị áp xe nặng:
- Dùng kéo cắt hết lông chỗ ổ áp xe. Sau đó, dùng cồn Iodin 10% sát trùng kỹ toàn bộ vùng ổ áp xe. Dùng thuốc Novocain 3% tiêm với liều 5ml/con vào quanh ổ áp xe để giảm đau
- Dùng dao mổ vô trùng mở ổ áp xe, chích lấy hết dịch viêm và máu cá. Dùng cồn Iodin 10% rửa sạch ổ áp xe
- Dùng thuốc Penicillin + Streptomycin bôi vào vết thương. Sau đó, khâu vết thương lại và dùng cồn Iodin 10% sát trùng bề mặt vết thương.
- Khi vết thương đã lành hoàn toàn, dùng kéo cắt chỉ và rút chỉ, sát trùng lại bề mặt chỗ chỉ đã rút ra.
- Dùng thuốc có hoạt chất Florfenicol hoặc Amoxycillin hoặc Oxytetracyclin tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày liền để chống nhiễm trùng. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Dùng thuốc Analgin cho tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 ngày liền để giảm sốt.
- Dùng thuốc Cafein + Vitamin B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày liền để trợ sức. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Dùng chất điện giải Gluco-C + Vitamin ADE + Vitamin Bcomplex cho uống 10 ngày liền để nâng cao thể trạng.
Lưu ý: Mặc dù điều trị áp xe có thể làm tại nhà nhưng chúng tôi khuyên các chủ của cún nên đưa đến bác sỹ thú y vì nếu xử lý không đúng cách sẽ làm nhiễm trùng nặng hơn và cún sẽ rất đau.
Trên đây là một số kiến thức về bệnh áp xe ở chó và phương pháp chữa trị. Hi vọng bài viết đã mang lại kiến thức cần thiết.
>>> Đừng bỏ lỡ: Chó có thay răng không? Cách chăm sóc cún cưng khi thay răng