Chó ăn hải sản được không?

Như đã biết, cá rất giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như axit béo omega-3 thiết yếu và vitamin D. Và có bao giờ bạn tự hỏi rằng, liệu chú chó ăn hải sản được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Thegioiloaicho.com nhé!

Chó ăn hải sản được không?

Nội dung bài viết

Chó ăn hải sản được không?

Câu trả lời cho câu hỏi trên là có.

Chó có ăn được hải sản không? Chó có thể ăn được hải sản, tuy nhiên phải tùy thuộc vào từng loại hải sản bạn cho chó ăn, vì mỗi loại có chứa những thành phần dinh dưỡng riêng có thể có lợi hoặc gây hại cho sức khỏe của chó. Cá là loại hải sản mà chắc chắn chó có thể ăn được, tôm, nghêu, sò… thì cần phải xem thêm nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, khi cho chó ăn cá vẫn cần những lưu ý khi chọn loại cá và cách chế biến để phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của chó.

>>> Xem ngay: Chó ăn được chuối không? Những điều cần lưu ý khi cho chó ăn chuối

Lợi ích tuyệt vời khi cho chó ăn hải sản

  •  Cung cấp các vitamin và khoáng chất tự nhiên, bao gồm vitamin B-complex, vitamin D, vitamin A, vitamin B1, B3, biotin, B12 và nhiều hơn nữa.
  • Hải sản có thể là một lựa chọn tốt để thay thế một số loại thức ăn gây dị ứng cho chó.
  • Cung cấp axit béo omega-3 quan trọng như EPA và DHA.
  •  Hải sản là nguồn protein chất lượng cao và ít chất béo. Điều này giúp chó duy trì cân nặng và sức khỏe chóng mỡ. Protein là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và duy trì cơ bắp, phục hồi và bảo vệ hệ miễn dịch.

Những loại hải sản không nên cho chó ăn

Ngao, sò điệp, hàu, cá hồi sống, cá hồi hun khói… là những loại hải sản nên hạn chế cho chó ăn.

Sò điệp giống với trai và ngao, có cấu tạo đều là nhuyễn thể hai mảnh vỏ, và cùng thận trọng khi sử dụng cho chó.

>>> Bạn đã biết: Một ngày chó nên ăn mấy bữa?

Chó ăn cua được không?

Chó có ăn được cua không? Là câu hỏi nhiều người nuôi chó thắc mắc.

  • Chó có thể ăn cua nhưng nên hạn chế và có một số yếu tố cần xem xét trước khi cho chó ăn loại thức ăn này:
  • Cua có vỏ cứng và sẽ làm khó khăn cho chó trong việc tiêu hóa. Việc ăn quá nhiều cua có thể gây tắc nghẽn ruột hoặc gây ra vấn đề tiêu hóa.
  • Cua cần được chế biến đúng cách và không có các chất phụ gia hay gia vị có thể gây hại cho chó. Tránh cho chó ăn cua sống hoặc cua đã qua chế biến với muối và các loại gia vị khác.
  • Cua nên đã được tách vỏ và cắt thành miếng nhỏ hợp lý để chó có thể ăn dễ dàng mà không gây tắc nghẽn.

Chó ăn hàu được không ?

Chó có ăn được hàu không? Hàu chứa nhiều chất có thể gây hại cho chó, và chó rất dễ bị ngộ độc khi ăn hàu, vì hàu sống có thể chứa vi khuẩn, tảo, hoặc vi rút có thể gây ảnh hưởng tiêu hóa, khả năng vận động và chức năng não của chó. Độc tố trong tảo không thể được tẩy sạch hoàn toàn ngay cả khi nấu chín.

Do đó, không nên cho chó ăn hàu, đặc biệt là hàu sống.

Chó ăn ốc được không?

Ốc sên và thức ăn viên cho sên là những thức ăn nguy hiểm đối với chó. Chúng có thể gây ra ngộ độc nghiêm trọng ở chó và có thể dẫn đến các tình huống khẩn cấp. Ngay cả một lượng nhỏ thức ăn viên cho sên cũng có thể gây hại đáng kể cho sức khỏe của chó. Điều quan trọng là phát hiện và can thiệp kịp thời nếu chó đã ăn phải.

Ngộ độc do ăn ốc sên hoặc thức ăn viên cho sên có thể có những dấu hiệu nghiêm trọng và diễn biến nhanh chóng, các dấu hiệu có thể bao gồm mất kiểm soát, co thắt cơ, cứng cơ, co giật, run rẩy và co giật. Trong trường hợp chó đã ăn ốc sên hoặc thức ăn viên cho sên, cần tìm sự can thiệp y tế chuyên sâu ngay lập tức. Quá trình điều trị sẽ liên quan đến sử dụng các loại thuốc giảm đau mạnh và các biện pháp kiểm soát co giật để đảm bảo sự an toàn và hỗ trợ sự sống của chó.

Để tránh nguy cơ ngộ độc từ ốc sên và thức ăn viên cho sên, không nên cho chó tiếp xúc với những loại thức ăn này. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về việc chó của bạn đã ăn phải ốc sên hoặc thức ăn viên cho sên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được tư vấn và can thiệp sớm nhất có thể.

Vậy chó có ăn được ốc không? Còn tuỳ thuộc vào loại ốc, tuy nhiên không cho chó ăn ốc sên và thức ăn viên cho sên.

Chó ăn ghẹ được không?

Chó có thể ăn ghẹ nhưng ghẹ tươi sống có nguy cơ chứa vi khuẩn hoặc các chất gây hại, vì vậy nên chế biến nấu chín hoặc hấp để tiêu diệt vi khuẩn an toàn cho chó và không nên cho chó ăn vỏ nhiều sẽ ảnh hưởng tới đường ruột của chó.

Tuy nhiên vẫn nên hạn chế vì ghẹ cũng giống như cua là động vật có vỏ thường gây ra các dị ứng ở động vật.

Chó ăn hến được không?

Chó có thể ăn hến và đây là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho chúng. Hến chứa nhiều dưỡng chất như protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất, có thể có lợi cho sức khỏe của chó. Tuy nhiên, cần lưu ý cho chó ăn một lượng nhất định vừa phải, quan sát tránh có chú chó sẽ bị dị ứng và hến nên được nấu chín để đảm bảo an toàn cho chó.

Chó ăn sò huyết được không?

Chó có thể ăn sò huyết và chỉ nên ăn sò huyết như một phần nhỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày, không cho ăn quá nhiều sò huyết, vì điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa, cần loại bỏ phần vỏ cứng của sò khi cho chó ăn.

Chó ăn nghêu được không?

Chó có thể ăn nghêu, tuy nhiên cũng cần lưu ý như khi cho chó ăn như tôm, cua,cghẹ, sò…chỉ nên bổ sung 1 phần nhỏ trong khẩu phần ăn, không nên thường xuyên, cũng như loại bỏ những chiếc vỏ cứng, loại bỏ những phần không ăn được như cát, đất…tránh sử dụng nghêu đã hỏng hoặc nghêu màu đen. Đặc biệt cần nấu chín để đảm bảo vệ sinh, tiêu diệt vi khuẩn trước khi cho chó ăn.

Nguy hiểm có thể gặp phải khi chó ăn hải sản

Con người chúng ta cũng hay gặp phải dị ứng khi ăn hải sản, chó cũng vậy. Đối với những chú chó bị bệnh về da, ngứa thì không nên cho chúng ăn cá biển, cua ghẹ, tôm. Những triệu chứng thường gặp phải khi chó ăn hải sản bao gồm:

  • Gãi da hoặc gãi tai rất mạnh.
  • Khó thở
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy

Điều đó khiến chúng thường xuyên chán ăn, bỏ bữa, thiếu hụt dinh dưỡng, dần dần sức khỏe sẽ suy yếu. Tình trạng xấu hơn chó có thể nôn ra máu, hoặc trong phân có máu, sốt, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

>>> Click ngay: Chó ăn rau củ gì tốt? Những loại rau củ chó có thể ăn

Chó ăn hải sản thường xuyên sẽ làm tổn thương dạ dày,và tiêu hoá đường ruột. Chó ăn hải sản trong một thời gian dài có thể bị tắc tiểu, sỏi thận.

Cách cho chó ăn hải sản an toàn

Đầu tiên, bạn cần lột vỏ hải sản nói chung, là chỉ cho chó ăn phần thịt (bên trong hải sản).

Tiếp theo, bạn phải nấu chín hải sản; ngoài ra, bạn không nên cho chó ăn hải sản đã được chiên hoặc nấu trong bơ, dầu hoặc muối, bởi vì các chế phẩm này có thể sẽ gây hại cho thú cưng của bạn.

Hải sản được chế biến bằng cách luộc, nướng, là an toàn và lành mạnh nhất.

Cảnh báo: Bạn cần lưu ý một chút: các loại gia vị như tỏi, hành,… có thể gây cho chó bị ngộ độc. Hơn thế nữa, bạn cũng không nên dùng thêm nước chấm khi cho chó ăn tôm.

>>> Đừng bỏ lỡ: Những loại thức ăn đóng hộp cho chó giàu dinh dưỡng

Với những thông tin vừa được thegioiloaicho.com chia sẻ, có lẽ bạn đã biết được những loại hải sản nào có thể cho chó ăn, loại nào không tốt rồi phải không nào. Hãy chăm sóc thú cưng và chuẩn bị cho chó chế độ ăn phù hợp nhất nhé.