Cách dạy chó không sủa bậy đơn giản, hiệu quả cao
Chó sủa thì mới là con chó khôn. Nhưng sủa đến mức dai dẳng, đinh tai nhức óc, gặp gì cũng sủa, sủa liên tục lại khiến chúng ta bực mình và điên tiết. Chính vì vậy, hôm nay Thegioiloaicho.com xin chia sẻ các bạn cách dạy chó không sủa bậy đơn giản, hiểu quả cao. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân khiến cho chó sủa bậy, sủa dai dẳng
Chó sủa là một điều bình thường trong hành vi của chúng. Thông thường chó mà sủa dai hay sủa bậy là các nguyên nhân sau:
- Có người lạ đến hoặc đi ngang qua.
- Có tiếng động hoặc nó cảm thấy bất an.
- Tiếng sủa của con chó khác rồi hùa theo
- Do tâm lý buồn chán của chó
- Do đòi hỏi mà không được đáp ứng, giận dỗi
Cũng có khi chó sủa bậy mắc một hay nhiều tác nhân này gây ra. Các bạn để ý chó nhà mình hay sủa bậy khi nào để có bước đi đúng đắn trong quá trình điều chỉnh hành vi này của nó.
>>> Xem ngay: Các cách huấn luyện chó cực hay và bổ ích không phải ai cũng biết
Hướng dẫn cách dạy chó không sủa bậy đơn giản, hiệu quả cao
Bước 1: Loại bỏ nguyên nhân gây sủa
Ở một số trường hợp, chó của bạn sẽ nhận được một số phần thưởng khi chúng sủa. Nếu không, bé sẽ không sủa. Vì vậy, cần tìm hiểu xem những gì mà cún cưng sẽ nhận được từ việc sủa bậy, từ đó loại bỏ và không cho chúng có cơ hội tiếp tục với hành vi sủa bậy nữa.
Ví dụ: Sủa lúc người qua đường.
- Nếu chó bạn của người hoặc động vật lúc đi ngang qua cửa sổ phòng khách, hãy quản lý hành vi sủa bậy của nó bằng cách đóng rèm cửa, hoặc đưa chó của bạn tránh xa vị trí cửa sổ.
- Sủa người đi đường khi đi ngang qua sân. Bạn hãy đưa nó vào trong nhà, không nên để chó ở bên ngoài khi không được giám sát cả ngày và đêm.
Bước 2: Làm lơ chúng
Bỏ qua tiếng sủa, đây là một cách dạy chó không sủa bậy khá hay. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không chú y hay quan tâm đến việc nó sủa. Sự chú ý của bạn giống như sự khích lệ, phần thưởng cho nó ồn ào thêm mà thôi.
Đừng nói chuyện với bé, đừng chạm và thậm chí là không nhìn. Cuối cùng, sau khi nó đã dừng lại thì bạn hãy thưởng cho cún cưng.
Để thành công với phương pháp này thì bạn cần phải đợi chú chó ngưng sủa. Nếu chó sủa quá lâu, suốt một tiếng đồng hồ khiến bạn cảm thấy bực bội, la mắng, thì lần sau nhất định bé cún có thể sẽ sủa lâu hơn. Bởi vì, chó học được rằng, nếu nó sủa càng lâu thì sẽ khiến bạn chú ý đến.
Ví dụ: Sủa khi bị giới hạn
- Khi bạn đặt con chó của bạn vào nhà của nó hoặc trong một phòng có cổng, quay lưng lại và phớt lờ.
- Một khi cún cưng ngưng sủa, hay quay lại và thưởng cho bé một chút bánh thưởng.
- Giữ cho chó của bạn vui vẻ bằng cách thay đổi thời lượng mỗi lần. Có thể áp dụng cách thưởng cho cún cưng theo khung thời gian. Ví dụ lúc đầu có thể là 5 phút 1 lần, rồi tăng lên 15 phút 1 lần thưởng, rồi có thể dài hơn 30 phút 1 lần thưởng nếu cún cưng không sủa bậy.
Bước 3: Làm quen với vật lạ
Nếu chó của bạn thường xuyên sủa với mọi thứ xung quanh. Hãy tập cho chúng quen với những thứ đó.
Ví dụ, nếu chó của bạn thường khi sủa khi thấy chai nước. Hãy thử làm cho chúng thấy quen với chai nước bằng cách đặt chai nước xa ngoài tầm mắt của chú cún. Rồi từ từ đưa lại gần, nếu chú cún không sủa, hãy thưởng bé bằng snack.
Tiếp tục đưa vật lại gần hơn, và nếu bé vẫn không sủa, hãy tiếp tục thưởng cho bé. Đây là cách tạo cho bé thói quen không sủa khi thấy vật lạ, vì bé biết không sủa thì bé sẽ được thưởng.
Ví dụ: Sủa chó lạ
- Có một người bạn với một con chó đứng khuất tầm nhìn hoặc đủ xa để chó của bạn không sủa con chó lạ kia.
- Khi bạn của bạn và con chó của cô ấy xuất hiện, hãy bắt đầu cho chó của bạn ăn nhiều bánh thưởng.
- Ngừng cho ăn bánh thưởng ngay khi bạn của bạn và con chó của cô ấy biến mất khỏi tầm nhìn.
- Lặp lại quá trình nhiều lần
- Hãy nhớ đừng cố gắng thực hiện quá nhanh vì có thể mất vài ngày hoặc vài tuần trước khi chó của bạn quen dần với điều này.
Bước 4: Tạo lập hiệu lệnh
Những bước đầu tiên của cách dạy chó không sủa bậy này đó chính là dạy chó sủa theo lệnh. Đưa cho chó của bạn lệnh “nói”, đợi nó sủa hai hoặc ba lần, sau đó thưởng snack cho các bé. Khi chó ngừng sủa để đánh hơi món món ăn, hãy khen và tiếp tục cho thức ăn trong những lần tập luyện sau. Lặp lại cho đến khi bé cún làm theo đúng hiệu lệnh bạn đưa ra.
Một khi chó bạn đã quen với lệnh “nói” thì bạn hãy dạy tiếp tục lệnh “im lặng”. Trong một môi trường không có quá nhiều sự tác động, ảnh hưởng, hãy bảo chó “nói”.
Khi nó bắt đầu sủa, nói “im lặng” và tặng bé snack làm phần thưởng. Hãy liên tục khen ngợi cún cưng của bạn vì giữ im lặng, và thưởng cho bé nhiều bánh thưởng hơn.
Ví dụ: Ai đó ở cửa
- Khi chuông cửa reo, con chó của bạn cảnh báo bạn về sự hiện diện của một kẻ xâm nhập bằng cách sủa dữ dội.
- Khi bạn đã dạy cho chú chó của mình lệnh “im lặng” trong một môi trường yên tĩnh, hãy thực hành trong các tình huống như thế này để chó của bạn quen dần. Khi nào chó bạn đạt được yêu cầu ngưng sủa ngay cả khi kẻ xâm nhập đến trước cửa thì coi như bạn đã thành công.
Bước 5: Huấn luyện ngược
Khi chó của bạn bắt đầu sủa, hãy yêu cầu bé làm điều gì đó không tương thích với tiếng sủa. Cụ thể hơn, bạn có thể dạy cho bé không sủa bằng cách mỗi lần bé sủa, hãy bắt bé làm một hành động khác.
Ví dụ đơn giản nhất là khi chó của bạn sủa, hãy sử dụng món đồ chơi bé thích và kêu bé chơi. Việc chơi đùa sẽ giúp cún cưng bị sao lãng và không sủa bậy nữa. Cách này cũng có thể áp dụng theo một hướng khác, đó chính là mỗi khi bé sủa, hãy cho bé xương gặm da bò để bé mãi mê gặm mà quên sủa.
Trên đây là 5 bước dạy chó không sủa bậy, tùy vào từng trường hợp cũng như giống chó mà bạn có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để ngăn chặn tình trạng chó sủa bậy, tránh gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
>>> Đừng bỏ lỡ: Cách huấn luyện Chó đi vệ sinh đúng chỗ thành công 100%
Chúc các bạn thành công nhé!