Nguyên nhân & Cách điều trị bệnh viêm dạ dày (đường ruột) ở chó
Đường tiêu hóa là một ống rỗng chạy qua cơ thể từ miệng đến hậu môn. Mỗi phần phụ trách một phần khác nhau của quá trình tiêu hóa thức ăn. Viêm dạ dày ruột ở chó xảy ra khi phần dạ dày (dạ dày) hoặc ruột (ruột) bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm. Hãy cùng Thegioiloaicho.com tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm dạ dày – viêm đường ruột ở chó nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày (đường ruột) ở chó
Bệnh phổ biến xảy ra quanh năm thường thấy nhiều vào mùa hè khi thời tiết nóng và mưa ẩm ướt. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm ruột ở chó, trong đó có một số nguyên nhân đặc trưng sau:
- Do giun móc (Ancylostoma caninum): giun móc có những móc nhọn bằng kitin cắm vào vách ruột non ở phần tá tràng, không tràng để hút máu, tạo ra những tổn thương và xuất huyết trong tổ chức niêm mạc ruột. Vi khuẩn có sẵn trong niêm mạc ruột sẽ xâm nhập vào những chỗ bị tổn thương gây thành bệnh viêm ruột cấp.
- Do virus: Parvovirus, virus gây bệnh carê, virus gây bệnh viêm gan truyền nhiễm… khi xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của chó phát triển nhanh chóng, phá hoại niêm mạc dạ dày và ruột.
- Do vi khuẩn: Chó ăn uống phải thức ăn và nước uống có chứa vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn yếm khí (Clostridium), vi khuẩn E.Coli… Những vi khuẩn này sẽ phát triển trong niêm mạc đường tiêu hóa gây ra bệnh viêm dạ dày và ruột cấp.
Ngoài ra cũng có thể do nấm, do ngoại vật không tiêu hoá được hoặc do ăn phải chất độc.
>>> Tìm hiểu ngay: Cách huấn luyện Chó đi vệ sinh đúng chỗ thành công 100%
Phân loại bệnh viêm đường ruột ở chó
Có 2 loại viêm dạ dày ruột chính mà chó của bạn có thể bị ảnh hưởng. Tình trạng này sẽ là cấp tính hoặc mãn tính.
- Viêm dạ dày ruột cấp tính xuất hiện đột ngột và ngẫu nhiên. Tình trạng này chỉ xảy ra một lần, xảy ra tự phát và trong một khoảng thời gian ngắn. Nó thậm chí có thể tự biến mất.
- Viêm dạ dày ruột mãn tính là một tình trạng kéo dài hơn. Nó có thể ảnh hưởng đến con chó trong nhiều tuần, hoặc thậm chí lâu hơn và có thể tái phát theo thời gian. Khi các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc tiếp tục tái phát, điều đó thường có nghĩa là có một vấn đề tiềm ẩn đang gây ra tình trạng viêm.
Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng của tình trạng có thể khác nhau. Con chó của bạn có thể bị viêm dạ dày nhẹ hoặc chúng có thể bị bệnh nặng.
Triệu chứng của bệnh viêm đường ruột ở chó
- Vài ngày đầu chó ít ăn hoặc bỏ ăn, sốt 39,5 – 40oC, có kèm theo các cơn run rẩy. Sau đó, chó nôn mửa liên tục đồng thời tiêu chảy nặng, phân lúc đầu táo bón sau loãng có màu xám vàng, có lẫn niêm mạc dạ dày và ruột lầy nhầy, có mùi rất tanh.
- Do nôn mửa và tiêu chảy liên tục nên cơ thể chó bị mất nước, biểu hiện: mắt trũng, bụng thót, da nhăn nheo. Khi bị mất nước chó không được điều trị kịp thời sẽ chết sau một vài ngày.
- Thời kỳ cuối của bệnh, chó thường chảy máu ruột nên phân có màu nâu sẫm. Trước khi chết thân nhiệt chó thường hạ thấp. Thời kỳ này chó không đi được, kiệt sức, nằm một chỗ và chết.
- Bệnh viêm dạ dày và ruột cấp nếu không chữa trị kịp thời, chăm sóc chu đáo thì chó sẽ chết 90 – 100% trong thời gian 2 – 4 ngày. Một số chó qua khỏi nhưng chuyển thành thể viêm dạ dày ruột mãn tính. Thể bệnh này làm chó bị gầy còm, thiếu máu do kém ăn, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy.
>>> Xem ngay: Mức độ nguy hiểm của bệnh gan ở chó và cách phòng tránh
Cách chăm sóc và điều trị bệnh viêm dạ dày (ruột) ở chó
Nguyên tắc chung là chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh từ đó điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng, trợ sức và trợ tim mạch.
- Nên ngừng cho chó ăn trong vòng 24 giờ đầu, chỉ cho chó uống đủ nước.
- Nếu chó bị nôn dùng Anticholinergic và thuốc an thần như Chlopromazin hoặc Metoclopramil
- Truyền dịch để bù lượng nước và chất điện giải đã mất (đây là biện pháp tốt nhất, nếu không truyền được thì dùng chất điện giải cho uống)
- Nếu thấy chó bị đau bụng nhiều thì có thể dùng thuốc giảm đau như Perimidine.
- Trị tiêu chảy bằng một số loại thuốc như hỗn hợp Kaolin và Pectin, hoặc Bismuth Subcarbonate
- Nếu nghi ngờ là do vi khuẩn thì dùng các loại kháng sinh thông thường như Kanamicin, Tetramycin
- Trong quá trình điều trị kết hợp dùng thuốc bổ trợ như vitamin B1, Bcomplex, ADE Bcomplex và chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức để kháng cho con vật.
NOTE: Đối với nguyên nhân gây bệnh là giun móc thì sau khi chó hồi phục trở lại bình thường nên tiêm thuốc tẩy giun cho chó như: Levamisole HCl 75mg hoặc Ivermectin 300mg.
Phòng bệnh viêm dạ dày cho chó
- Cho chó ăn thức ăn nấu chín, không cho ăn thịt sống và trứng sống, vì trong thịt sống và trứng sống dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như: Vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn yếm khí, vi khuẩn E.Coli. Không cho chó ăn thức ăn ôi thối, cho uống nước sạch không nhiễm bẩn.
- Thực hiện tẩy giun sán định kỳ cho chó cứ 3- 4 tháng tẩy 1 lần để tránh gây tác hại cơ giới dẫn đến viêm ruột cấp.
- Định kỳ tiêm phòng vaccine chống bệnh Carê và Parvovirus.
>>> Đừng bỏ lỡ: Thời điểm tiêm Vắc xin khi nào?